Với các bệnh nhân tiểu đường từ xưa đến nay nếu gặp phải tình trạng đường huyết tăng cao sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ. Theo nghiên cứu hiện nay thấy được nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân làm tăng tình trạng đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường, trong đó có không kiểm soát quá trình ăn uống, hoạt động thể chất không thường xuyên, các bệnh mãn tính và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên,…. Vậy, cách xử lý khi bị tăng đường huyết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Tăng đường huyết được hiểu như thế nào
Tăng đường huyết là tình trạng có liên quan đến lượng đường glucose trong máu quá cao vượt ngưỡng cho phép và thường được thể hiện như sau:
+ Đường huyết trong lúc đói > 7,7 mmol/L (>140mg/dL)
+ Đường huyết được đo 2 tiếng sau bữa ăn > 10 mmol/L (>180mg/dL)
+ Đường huyết ở mức nguy hiểm > 250 – 300 mg/dL (>13mmol/L)
+ Đường huyết tăng quá cao > 600 mg/dL, đường huyết ở mức này thì thường HI (một loại máy đo đường huyết, nó sẽ không đo được nếu mức đường trong cơ thể ở mức báo động này)
Nguyên nhân của bệnh tăng đường huyết
Những người có mức đường huyết cao thường sẽ dính vào các trường hợp được liệt kê sau:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng không được điều trị trước đó
+ Khi dùng thuốc không làm theo những hướng dẫn mà thuốc chỉ định
+ Bị đái tháo đường nhưng bệnh nhân không có một chế độ ăn uống phù hợp cho tình trạng bệnh
+ Trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân thường sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết
+ Người bệnh có những vấn đề liên quan đến yếu tố stress gồm những tình trạng như nhiễm trùng sau phẫu thuật và sang chấn tâm lý,…
Khi bị tăng đường huyết thường có những dấu hiệu và triệu chứng gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng đường huyết có thể kể đến như:
+ Đi tiểu nhiều lần nhất là hay tiểu đêm
+ Thường xuyên khát nước và sử dụng nước nhiều hơn mức bình thường
+ Hay trong tình trạng đói bụng và ăn nhiều hơn so với mức bình thường
+ Sụt cân cơ thể mệt mỏi
Nhiều trường hợp bệnh nặng nhưng bệnh nhân không báo cho bác sĩ dẫn đến không được điều trị kịp thời sinh ra những biến chứng nguy hiểm như tình trạng nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu của máu. Khi gặp phải những tình trạng như thế này người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, thở nhanh và mắc phải các tình trạng rối loạn ý thức như lú lẫn, ngủ gà, ngủ gật, lờ mờ và có thể dẫn đến hôn mê. Trong quá trình khám nghiệm cận lậm sàng nhận thấy lượng đường trong máu cao và lượng đường có trong nước tiểu cao, ngoài ra nhiều trường hợp xét nghiệm có ceton trong máu hay nước tiểu khi đường huyết > 250 mg/dL.
Trong những trường hợp mắc bệnh tiểu đường hay có sẵn bệnh tăng huyết áp người bệnh cần kiểm tra đường huyết thường xuyên. Hãy hỏi rõ bác sĩ của mình thời gian để tái khám và mức độ đường trong máu có thể kiểm soát tại nhà như thế nào là hợp lý
Khi bạn có một ý thức kiểm tra đường huyết để xử lý sớm thì hành động này sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tăng đường huyết.
Cách xử lý khi bị tăng đường huyết nặng
Khi có bệnh đái tháo đường và nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc tăng đường huyết đột ngột, trong những trường hợp này cách xử lý tốt nhất là gọi điện cho bác sĩ, để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Trong nhiều trường hợp lượng đường quá cao ở mức nặng, cơ thể bắt đầu có những triệu chứng nhiễm toan ceton và tăng lực thẩm thấu của máu, người chăm sóc hoặc người nhà cần đưa bệnh nhân gặp bác sĩ mau để được điều trị ngay và kịp thời vì nhiều trường hợp muộn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cách xử lý khi bị tăng đường huyết mức nhẹ
Trường hợp khác nếu người bệnh may mắn hơn, khi tăng đường huyết thì đường huyết tăng nhẹ người bệnh vẫn tỉnh táo và hoàn toàn ăn uống được thì người chăm sóc hoặc người bệnh nên thực hiện xử trí như sau để làm giảm tình trạng đường huyết diễn biến nặng hơn.
+ Cho người bệnh uống nhiều nước hơn bình thường, theo cơ chế thông thường thì lượng nước bạn uống vào sẽ giúp bạn loại bỏ lượng đường dư thừa bên trong máu qua nước tiểu và việc này sẽ giúp bạn tránh mất nước
+ Khi dùng thuốc nên nghe theo lời khuyên hoặc chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc khi được kê đơn từ bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý đi ra bên ngoài mua và tự ý phối nhiều loại thuốc khác nhau
+ Thay đổi hành vi ăn uống, nếu bạn là người thích ăn ngọt thì bạn nên giảm lượng đường hằng ngày của bạn xuống một cách từ từ. Có thể gặp các chuyên gia dinh dưỡng để có được những lời khuyên bổ ích với một chế độ ăn hợp lý
+ Tập thể dục thường xuyên. Vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể bạn giảm đường trong máu. Nhưng trong nhiều hợp nhất định thì tập thể dục thể thao có thể làm lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tìm ra bài tập thích hợp
+ Tái khám sớm để được xét nghiệm lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh lý
Bị tăng đường huyết lúc nào nên gặp bác sĩ
Khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng và ở mức cao người bệnh nên liên hệ với bác sĩ điều trị nếu có các tình trạng dưới đây:
+ Người ăn uống bình thường nhưng sau khi ăn thường nôn mửa và tiêu chảy liên tục
+ Tình trạng sốt kéo dài và hơn 24 tiếng
+ Người bệnh sử dụng thuốc tiểu đường thường xuyên nhưng khi kiểm tra lượng đường trong máu đều có giá trị 240 mg/dl (130 mmol/l)
+ Người bệnh gặp nhiều vấn đề liên quan đến sự kiểm soát lượng đường trong cơ thể
Các trường hợp như sau người bệnh nên cần xử lý cấp cứu ngay:
+ Người bệnh có những dấu hiệu bệnh hoặc xuất hiện các bềnh nền nghiêm trọng liên quan đến tiểu đường (tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch, yếu chi, lờ đờ, dấu hiệu của bệnh thần kinh khu trú, mất ý thức không thể sử dụng bất kỳ thức ăn hoặc các loại chất lỏng nào khác,…)
+ Khi kiểm tra lượng đường trong máu thì hầu như lúc nào cũng ở mức cao 240 mg/dl và đồng thời trong nước tiểu có mùi ceton
Nên làm gì để ổn định đường huyết trong máu
Để lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định thì việc đầu tiên là kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và quan tâm học hỏi những cách ứng phó tăng đường huyết khi bệnh bị nặng hơn. Một số lời khuyên sau có thể giúp bạn giữ cho mức đường huyết trong máu ổn định:
+ Khi tăng đường huyết thì người bệnh buộc không được ăn uống tuỳ tiện phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khi sử dụng các loại thuốc như insulin và thuốc viên với công dụng hạ đường huyết thì điều quan trọng nhất là bạn hiểu rõ về nó bao gồm là liều dùng, thời gian dùng và cách dùng
+ Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên. Tuỳ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ lên cho bạn mà bạn có chu kỳ theo dõi đường huyết của riêng mình có thể là một vài lần trong một tuần hoặc thậm chí 1 đến 2 lần trong ngày. Việc kiểm đường huyết thường xuyên là một trong số cách giúp bạn có thể đánh giá liệu chế độ ăn uống và lối sống của bạn có phục vụ mục tiêu hạ lượng đường huyết cơ thể không. Nên cẩn thận và thông báo cho bác sĩ với những trường hợp đường huyết khi đo quá cao hay quá thấp
+ Không sử dụng rượu bia và các loại chất kích thích
+ Không hút thuốc lá bao gồm cả thuốc lá điện tử
+ Trường hợp nếu đang béo phì thì giảm cân là vô cùng cần thiết
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đường huyết tăng cao
Nhiều người thường bảo khi bị đường huyết tăng cao thì ăn giảm đường là được. Nhưng thật sự đó chỉ là điều kiện cần, một số điều kiện khác khi lượng đường huyết trong máu cao mà bạn nên lưu ý:
+ Cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cả về chất lượng và số lượng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đạm, bột, đường, béo, vitamin và khoáng chất ngoài ra xơ cũng rất cần thiết đối với chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường
+ Những người bị tiểu đường nên duy trì mức cân nặng ở một trọng lượng phù hợp
+ Đối với nhóm đường bột: Khi ăn ăn thì nên sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau, đậu, ngũ cốc nguyên hàm như gạo lứt, khoai, bánh mì đen, hoa quả. Hạn chế hoặc không nên sử dụng nhóm thực phẩm làm tăng lượng đường huyết một cách nhanh chóng như khoai lang nướng, bánh mì, đường kính, bột dong, mật ong, hoa quả nhiều đường như mít, xoài, đu đủ,…
+ Đối với hàm lượng chất béo: người tiểu đường nên sử dụng sản phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa thấp hoặc không có: Cá, thịt nạc, lạc, vừng, đậu phụ,… Tránh sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ như nội tạng trong mô động vật, thịt mỡ, dầu cọ, dầu dừa, các loại sản phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối sản phẩm dầu không nên tái sử dụng nhiều lần vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
+ Nhóm chất đạm hay còn gọi là protein thì có thể ăn nhưng hạn chế những loại thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà,…
+ Thực phẩm có nhiều muối cũng cần hạn chế đối với những bệnh nhân có lượng đường huyết trong máu cao: cà muối, dưa muối, mì tôm, xúc xích khi bị tăng đường huyết nên tránh hoặc tuyệt đối không sử dụng
+ Trái cây: theo nhiều nghiên cứu trái cây là loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ nhưng không nên ăn nó quá nhiều bởi hàm lượng đường trong trái cây khá cao và không tốt đối với bệnh nhân tăng huyết áp, sử dụng quá nhiều trái cây sẽ gây ra những rối loạn chuyển hoá với sức khỏe cơ thể. Khi ăn nên chọn những loại thực phẩm có mức đường huyết thấp như ổi, lê, táo, cam,… Hạn chế các loại trái cây có mức đường huyết cao như vải, nhãn, xoài,…
+ Bữa ăn của người bệnh huyết áp cao sẽ như thế nào: Những người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế việc ăn nhiều một lần vì ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu trong một thời gian ngắn nhưng chia nhỏ bữa ăn và cũng ăn như mức thức ăn mà bác sĩ quy định một ngày thì sẽ hạn chế được tình trạng đó xảy ra
Hy vọng, với những thông tin cách xử lý khi bị tăng đường huyết bạn sẽ có một lượng kiến thức phù hợp để đối hỗ trợ người nhà bị tiểu đường hoặc giúp mình trong những trường hợp khi đường huyết chính bản thân tăng cao.