Hiểu một cách thông thường đau đẻ là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu tình trạng chị em chuẩn bị chuyển dạ. Hiểu rõ về cơn đau để sẽ giúp các mẹ bầu hiểu đúng hơn về quá trình chuyển dạ từ đó chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để sinh. Như đã nói thì đau đẻ là một trong những dấu hiệu của chuyển dạ nhưng triệu chứng này thường hay bị nhầm lẫn với các cơn đau khác của bà bầu trong quá trình mang thai. Vậy đau đẻ như thế nào thì nhập viện? Nếu muốn hiểu rõ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Thế nào là đau đẻ?
Đau đẻ hay nhiều người còn gọi là đau bụng đẻ là hiện tượng mà con tử cung co tạo nên những cơn co thắt diễn tiến một cách nhịp nhàng việc này hỗ trợ tạo lực để đẩy thai nhi. Cơn đau đẻ thường bị nhầm lẫn với những cơn đau trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, so với những cơn co thắt trong quá trình mang thai thì đau đẻ có cường độ ngày một mạnh hơn theo thời gian. Vị trí tác dụng của các cơn đau đẻ ở mẹ bầu thường là vùng lưng và bụng dưới. Một số chị em có thể đau thêm tại các vị trí khác như hai bên sườn và bắp đùi. Nhiều chị em sau khi sinh xong miêu tả lại cảm giác đau đẻ giống như những cơn chuột rút mạnh hoặc đau quặn thắt ruột.
Đau đẻ như thế nào thì nhập viện
Âm đạo ra máu
Trường hợp ra máu âm đạo trong bất kỳ tình huống hoặc giai đoạn nào cũng đều nên liên hệ ngay với bác sĩ và y tá gần nhất. Ra máu âm đạo trong thời kỳ quý I thường gặp là từ 15 – 25% ở những bà mẹ mang thai. Nguyên nhân có thể là do dấu hiệu của thai doạ sảy hay mẹ bầu chửa ngoài dạ con. Ra máu âm đạo trong giai đoạn quý III của thai kỳ rất nghiêm trọng với sức khỏe, bởi nó có thể là những dấu hiệu bất thường của tình trạng sinh non. Khi lượng máu trong cơ thể càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng càng tăng.
Âm đạo ra nhiều nước ối
Bình thường trong âm đạo của những bà mẹ mang thai luôn chứa ít dịch tiết (khí hư) thường là có màu trắng đục hoặc có mùi hôi do sự tăng hormone trong giai đoạn thai kỳ ở mẹ. Nếu trong giai đoạn mang thai mà người mẹ thấy dịch âm đạo ra nhiều đến mức bất thường đi kèm là mùi tanh và hơi nhớt đây có thể là rỉ ối. Trường hợp này các mẹ nên sớm đi gặp bác sĩ để có được những hỗ trợ y tế kịp thời.
Đau một cách bất thường tại vị trí tử cung và bụng dưới
Bình thường thì bà mẹ có thể cảm nhận những cơn đau ở lưng và bụng dưới khi thai trong bụng ngày càng lớn lên, đôi khi các mẹ cũng có thể thấy các cơn co tử cung quặn thắt một cách rõ rệt nhất là khi sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên, những cơn đau đó đến một cách đột ngột và bất ngờ thì đây có thể là do những ảnh hưởng không lường trước của tử cung. Cần đi đến bác sĩ khám ngay lập tức để có được sự hỗ trợ y tế kịp thời.
Thai cử động ít hoặc không cử động
Trong giai đoạn mang thai bình thường thì người mẹ có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi. Cụ thể, sự cảm nhận này rõ nhất khi thai nhi rơi vào khoảng từ 16 tuần đối với con rạ và 22 tuần đối với con so. Một trong những biểu hiện của thai nhi cử động là những cú đá như muốn nói rằng con vẫn tốt. Mỗi ngày các ông bố bà mẹ nên lựa chọn một thời điểm thích hợp để tập trung cảm nhận sự chuyển động của thai nhi. Thông thường trong 1h thì thai nhi thường có tới 10 lần cử động và nếu số lần cử động của thai nhi dưới 10 lần trong 2h thì đây được xem là một trong những dấu hiệu nguy hiểm và bạn nên ngay lập tức đi đến bác sĩ để được khám và điều trị.
Một số dấu hiệu không dự báo trước
Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu có những dấu hiệu đột ngột không báo trước như sốt trên 38 độ C hay ngất xỉu và khó thở thì cần được đưa tới ngay bệnh viện để làm một số xét nghiệm và điều trị nhanh chóng.
Xem thêm
+ Biện pháp tránh thai thắt ống dẫn trứng
+ Thuốc tránh thai có làm sảy thai không
+ Thử thai lúc 2h sáng có chính xác không
Một số dấu hiệu chuyển dạ giả mà mẹ nên biết
Bà mẹ mang thai bình thường không biết được khi nào chuyển dạ và thường có xu hướng đi đến bác sĩ sớm. Nhưng xu hướng này thường không tốt bởi nhập viện quá sớm không mang lại lợi ích gì cho mẹ mà còn để mẹ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Lý tưởng nhất là nhập viện khi đau đẻ, để không bị một số dấu hiệu đánh lừa người mẹ cần lưu ý một số đặc điểm của việc đau đẻ giả sau.
+ Trong giai đoạn nhạy cảm từ 3 – 4 tuần sau thai kỳ, sản phụ thường thấy những cơn co thắt xuất hiện, những cơn co thắt này thường xuất hiện một cách bất thường và không gần nhau, nó cũng không theo một chu kì hay nhịp điệu cố định. Đây là những cơn co Braxton Hicks hay còn được gọi với cái tên là những cơn chuyển dạ giả. Các cơn này khi so về cường độ thì thường nhẹ so với chuyển dạ thật và nó có thể mất đi khi bạn thay đổi tư thế nghỉ ngơi. Cho đến khoảng thời gian 2 tuần trước khi sinh thì tình trạng co thắt của các cơn này thường tăng dần lên và chúng sẽ có chu kỳ cách nhau từ 10 đến 20 phút
+ Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cảm nhận được ngôi thai tụt xuống vùng bụng dưới, kèm theo việc ra chất nhầy từ âm đạo đặc và có màu hồng, đi kèm là dấu hiệu quan trọng của các cơn co tử cung, các cơn co trong quá trình này xuất hiện theo chu kỳ và càng lúc chúng càng gần nhau. Cơn co thường bắt đầu từ lưng và lan ra phía trước. Trong cơn co sản phụ thường không cảm thấy cử động của thai nhi và không thể nói chuyện vì đau
Tóm lại, qua bài viết đau đẻ như thế nào thì nhập viện thì mình xin tóm lại một số ý chính, muốn nhận biết đau đẻ nhập viện thì chị em nên chú ý một số dấu hiệu sau như ra nước âm đạo, ra nhiều nước ối, thai không cử động, đau tại một vị trí,… Ngoài ra, trong quá trình mang thai mẹ bầu có bất kỳ biểu hiện này khác thường như nóng, sốt cũng cần đi bệnh viện để được bác sĩ cùng nhân viên tư vấn và chăm sóc.